Don't Starve Wiki
Advertisement
Don't Starve Wiki

Những tên ngốc này sẽ chẳng biết chuyện gì đâu.

–Maxwell

Câu Đố William Carter là một bộ những bí ẩn được cất giấu trong những đoạn phim giới thiệu nội dung mới cho trò chơi Don't Starve bắt đầu từ bản cập nhật Underground và kết thúc ở bản cập nhật All's Well that Maxwell.

Trong những đoạn phim giới thiệu này, thường sẽ có một vài ký tự (đã bị biến đổi) hoặc ký hiệu xuất hiện trong chớp nhoáng mà người xem dễ bỏ sót nếu không chú ý kĩ. Những ký tự này sẽ dẫn đến các trang liên kết rút gọn bit.ly, sau đó sẽ điều hướng đến các trang chứa hình ảnh hé lộ về chân tướng thật sự của Maxwell - tên thật là William Carter, trước thời điểm các sự kiện chính trong trò chơi xảy ra. Các hình ảnh về nhân vật Charlie cũng xuất hiện trong quá trình giải mã.

Hiện các trang này đã bị thay thế nội dung và người chơi sẽ cần phải dùng đến các công cụ hỗ trợ như Internet Archive để có thể xem được.

Mảnh ghép đầu tiên[]

William Carter Puzzle 1

Mảnh ghép đầu tiên

Mảnh ghép đầu tiên dẫn đến tấm thẻ định danh đã được đóng dấu XÁC NHẬN của William, trong chuyến hải trình đến đất Mỹ của con tàu Quest. Trên thực tế, con tàu Celtic của hãng White Star Line đã có chuyến ra khơi đầu tiên vào ngày 26 tháng 07 năm 1901, đi từ Liverpool đến thành phố New York. Cả ngày khởi hành và cảng xuất phát đều trùng khớp với hải trình của William.

Mảnh ghép thứ hai[]

WillCarterMP

Mảnh ghép thứ hai

Mảnh ghép thứ hai là một tấm áp phích quảng cáo cho chương trình ảo thuật của William tại Nhà văn hóa Bowery. Nó vẽ hình William đang lôi một con thỏ ra từ chiếc mũ ảo thuật, còn khuôn mặt của William thì bị cào xé. Tấm áp phích bị các tờ quảng cáo khác dán chồng lên, cho thấy màn trình diễn này đã không được thành công lắm. Nhà văn hóa Bowery có thể ám chỉ tới khu Bowery thuộc quận Manhattan. Trên tấm quảng cáo viết rằng:

WILLIAM CARTER
NHỮNG MÀN ẢO THUẬT KỲ BÍ SẼ ĐÁNH GỤC TÂM TRÍ BẠN.
ẢO THUẬT GIA

Mảnh ghép thứ ba[]

William Carter Puzzle 3

Mảnh ghép thứ ba

Mảnh ghép thứ ba là một bàn làm việc với rất nhiều loại giấy tờ. Một trong số đó là hóa đơn từ một người đàn ông tên là George T. Witherstone cho các đạo cụ ảo thuật với tổng chi phí là 7.10 đô la, hóa đơn đã được đóng dấu 'QUÁ HẠN'. Ngày viết trên tờ hóa đơn đã bị che bởi một tờ giấy khác, nhưng vẫn có thể thấy được chữ 'tháng Năm'. Các đạo cụ bao gồm các lá bài ảo thuật, một chiếc nón ảo thuật gia, và hai con thỏ đã được thuần hóa (có giá 2 đô la).

Một tờ giấy khác có vẻ là đến từ bọn đòi nợ thuê, viết rằng:

William! 
Mày lại trễ nữa rồi! Xiền đâu hả? Mày nghĩ rằng ông Witherstone đây đang làm chừ chiện chắc? Mày khôn hồn thì trả nội trong tuần này, còn không thì sẽ có chiện đấy! Tao sẽ tới tìm mày!

Ngoài ra còn một lá thư nữa được gửi từ Jack Carter, anh trai của William. Cạnh đó là một tấm bưu thiếp khác được gửi từ California, gợi ý rằng Jack có thể đã gửi thư từ đó. Địa chỉ của người nhận là William Carter / Số 21, Đường Harold / New York, NY.

Lá thư viết rằng:

William,
Cuối cùng em đã đến nước Mỹ rồi! Anh mừng lắm! Những buổi trình diễn của em có làm New York dậy sóng chưa? Anh sợ rằng chúng ta đã lỡ mất một lần gặp mặt - thành phố này khiến anh quá ngột ngạt, nên anh đã chuyển tới miền Tây - Ở đây thật sự rất tuyệt vời - nếu em có rảnh thì tới thăm anh với nghe?
Dạo này em có liên lạc với mẹ không? Bưu điện ở đây làm việc rất hên xui. Anh không tin được đến giờ bà vẫn chưa thấy mặt cặp sinh đôi!
Thân yêu,
-Jack.

Đường Harold là một địa điểm có thật ở đảo Staten, New York. Cặp song sinh được nhắc tới là hai cô con gái của Jack, Wendy CarterAbigail Carter.

Mảnh ghép thứ tư[]

Mảnh ghép thứ tư bao gồm một bài viết từ một tờ báo, một tờ quảng cáo rạp xiếc, một bản vẽ thiết kế của thứ gì đó trông giống như Tháp Đá, một tấm bưu thiếp gửi đến Jack Carter, và một tấm vé xe lửa. Một bức vẽ Bóng Rình Mò được vẽ bằng mã ASCII được tìm thấy trong mã nguồn của trang này.

Bài báo[]

Nội dung bài báo:

TAI NẠN XE LỬA KINH HOÀNG
Đoàn xiếc gặp nạn trên đường ray
Nhiều hành khách bị thương
Chú voi vẫn an toàn
Một đoàn tàu chở khách khi đến giao lộ Old Mill thì đâm vào một cỗ xe chở hành lý của đoàn xiếc, xác tàu nằm ngổn ngang dọc theo đường ray. Hàng chục hành khách đã bị thương, và ít nhất một người đàn ông đã mất tích. Danh tính của người đàn ông này vẫn chưa được xác định, nhưng theo các nhân chứng kể lại, anh ta là một người cao ráo, có dáng vẻ rụt rè và nói giọng Anh. Một đội tìm kiếm đã được cử đi nhưng nhanh chóng bỏ cuộc khi rõ ràng là một
[Cột thứ hai bắt đầu sau đoạn rách ở cột đầu tiên] chiếc lồng chứa đầy những con khỉ nguy hiểm đã được tìm thấy trong tình trạng bị mở toang sau vụ va chạm. Do hiện trường vụ tai nạn quá xa xôi, cùng với cái nóng thiêu đốt của hoang mạc và những con vật mất tích, người đàn ông bị mất tích được cho là đã thiệt mạng.
Đây là vụ tai nạn thứ ba xảy ra trên đường ngang kể từ khi tuyến đường ray này được thi công từ năm 1873, nhưng là lần đầu tiên có liên quan đến một toa xe của gánh xiếc. Quản lý địa phương và chủ đầu tư, ông Harold J. Rutherford đã khẳng định với báo giới rằng các giải pháp phòng ngừa tai nạn đường sắt đã được thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng một vụ mắc kẹt trên đường ray kiểu như vậy là không thể lường trước được

Bài báo được viết vào ngày 23 tháng 08 năm 1904.

Tấm quảng cáo rạp xiếc[]

Abernethy & Parker Circus poster

Tấm quảng cáo Rạp xiếc Abernethy & Parker


Tấm quảng cáo rạp xiếc có dòng chữ GÁNH XIẾC ABERNETHY & PARKER được viết ở trên cùng. Trên bức vẽ là một chú voi đứng thăng bằng trên quả bóng cùng với những con hồng hạc đậu trên lưng và tai trái của nó, trên đỉnh đầu là một người đàn ông đang giữ thăng bằng bằng một tay, và hai con khỉ đội mũ Fez đứng cạnh quả bóng.

Phía dưới bức vẽ viết rằng:

ĐANG TỚI THỊ TRẤN CỦA BẠN!
GOOD SPRINGS BULLFROG DELAMAR ROUND MOUNTAIN
KLONDYKE HARSHAW CHARLESTON FAIRBANK
ĐỪNG BỎ LỠ KẺ MẠNH ĐÁNG GỜM

Hầu hết các địa danh ở trên đều là các thị trấn ma ở các bang Arizona và Nevada, vốn đã bị bỏ hoang sau các cuộc khai khác vàng. Kẻ mạnh đáng gờm được nhắc đến trong tấm quảng cáo chính là Wolfgang.

Tấm bưu thiếp[]

Tấm bưu thiếp gửi cho Jack Carter viết rằng:

Jack,
Điều kỳ lạ nhất đã xảy xa! Xin đừng quan tâm đến nhưng tin đồn về cái chết của em, có thể bây giờ nó đã đến tai anh rồi. Em vẫn đang sống khỏe, sau vụ tai nạn kinh hoàng đó. Em đã khám phá ra được vài thứ, một cuốn sách ghi chép về những thứ kỳ dị, em vẫn chưa hoàn toàn giải mã được nó, nhưng những gì mà em đã giải mã được đã mang đến cho trí óc của em những khả năng phi thường. Em sẽ không nói rõ ở đây - vì em sợ nó sẽ gây ra sự chú ý không cần thiết. Em sẽ giải thích cụ thể khi chúng ta gặp mặt. Em sẽ tiếp tục đến chỗ của anh!
-William

Phần địa chỉ bị gạch chồng chéo bằng mực đỏ, nhưng vẫn có thể đọc được Jack Carter, số nhà 33, đường Số 4 , Corona, CA, 91720. Corona là một thành phố nằm ở phía nam California. Tấm bưu thiếp được đóng dấu ở North Fork, Nevada, cũng là một thị trấn ma.

Tấm vé xe lửa[]

Nội dung trên tấm vé xe lửa:

SUNSET LINES
NEW YORK (NHÀ GA TRUNG TÂM) ĐẾN:
San Francisco - Nhà ga Mission (Trung chuyển)
Ngày: 15 Tháng 08, 1904

Tấm vé có hai hàng chữ đỏ No. 702 được in dọc hai bên, và được đóng dấu HẠNG PHỔ THÔNG bằng mực đen ở góc dưới.

Bản vẽ Tháp Đá[]

Không có dòng nào đọc được trong tấm bản vẽ Tháp Đá, nhưng có nhiều ký hiệu và các đường đo đạc. Tấm giấy giống như được xé ra từ thứ gì đó, có thể là từ quyển sách được nhắc đến trong tấm bưu thiếp của Willam. Các biểu tượng trên bản vẽ giống hệt với thứ cổ ngữ trong Câu đố Metheus.

Mặt đất[]

Mặt đất là loại đất khô nứt nẻ, cho thấy đây có thể là vùng hoang mạc. Có hai cái bóng đứng cạnh hiện trường. Bóng bên trái không rõ ràng lắm, còn bóng bên phải trông rất giống với Bóng Rình Mò.

Mảnh ghép này đã được chuyển thể thành một phim ngắn trong bản cập nhật làm lại nhân vật Wolfgang.

Mảnh ghép thứ năm[]

Maxwell-the-great

Mảnh ghép thứ năm

Maxwell thegreat

Hình của Maxwell được vẽ bằng mã ASCII được tìm thấy trong mã nguồn của trang dẫn đến Mảnh ghép thứ năm.

Mảnh ghép thứ năm là một tấm áp phích quảng cáo Maxwell Đại tài. Bên cạnh tấm áp phích dán một tờ đơn rao vặt. Cạnh đó là một bản vẽ của Gậy Dịch ChuyểnBùa Phục Sinh cùng với các dòng chữ cổ xưa. Ngoài ra còn có một tờ ghi chú giống như nhật ký. Trong mã nguồn dẫn đến trang này còn có ảnh của Maxwell được vẽ bằng mã ASCII.

Trang ghi chú viết rằng:

Một hình bóng ghê rợn đã xuất hiện từ hư vô trong nghi lễ tối qua! Nó to lớn, mờ ảo, và diện mạo đầy kinh khủng và gớm ghiếc của nó đã khiến tôi ớn lạnh đến tận xương tủy. Tôi đã run sợ đến mức gần như nuốt luôn cả câu thần chú.
Nó không có ý định tấn công tôi, và sau một lúc lượn lờ trong tinh khí, nó tan biến vào hư không. Nó là thứ gì? Nó có đang theo dõi tôi không? Nó có phải là vệ thần canh giữ thứ bí mật mà tôi đang tìm hiểu? Kiểu gì đi nữa thì tôi cũng không muốn phải gặp lại nó chút nào.

Cùng với bản ghi chú là một hình vẽ của Mỏ Khiếp Sợ.

Nội dung của tờ đơn rao vặt:

Đơn đặt Quảng cáo Rao vặt báo San Francisco Call
Sẽ được đăng trong (các) ấn phẩm được xuất bản vào buổi [X] sáng [X] chiều
Vào các ngày [X]H [X]B [X]T [X]N [X]S [X]CN
Bắt đầu từ 6 tháng 06, 1905
Trong mục Cơ hội việc làm
Nội dung quảng cáo (2 cent mỗi từ mỗi ấn phẩm):
Cần tìm một nữ trợ lý cho buổi biểu diễn ảo thuật. Không yêu cầu kinh nghiệm, nhưng cần có sự tò mò và niềm đam mê đối với những bí ẩn của vũ trụ. Tự chuẩn bị trang phục.
Thông tin liên hệ:
William Carter
Tại Khách sạn Palace,
San Francisco, California

Dòng chữ "William Carter" bị nhòe, như có ai đó đã cố gắng xóa nó đi. The San Francisco Call là một tờ báo có thật ở California. Khách sạn Palace là một khách sạn hạng sang ở San Francisco, vốn rất nổi tiếng vào thời của William, nhưng sau đó đã bị thiêu rụi trong trận động đất ở San Francisco năm 1906. Tờ giấy có hình vẽ của Gậy Dịch Chuyển và Bùa Phục Sinh có vẻ cũng được xé ra từ quyển sách chứa hình vẽ Tháp Đá.

Mảnh ghép thứ sáu[]

Hey-maxy

Mảnh ghép thứ sáu

Mảnh ghép thứ sáu dẫn đến một tấm áp phích quảng cáo có hình của Maxwell và trợ lý của anh ta, cùng với đó là một lá thư tay.

Bongrinhmo

Hình ảnh Bóng Rình Mò được tìm thấy trong mã nguồn của trang chứa Mảnh ghép thứ sáu.

Nội dung tấm áp phích:

MAXWELL KỲ TÀI
NHỮNG MÀN TRÌNH DIỄN TUYỆT ĐẸP VÀ HUYỀN BÍ

Nội dung lá thư:

Maxy ơi,
Chúng ta đã khiến khán giả đêm qua chết ngất hết cả đúng không? Em nghĩ ông già ngồi ở hàng ghế đầu không chịu nổi pha đó đâu. Những cái bóng đó thật sự quá sống động - nó làm em hết cả hồn, nhưng em là một phần của buổi diễn!
Chúng ta có thể tiếp tục đêm diễn cuối cùng sau khi em trở về từ chỗ của chị gái. Em đang rất mong chờ đó!
~ Charlie ♥

Trong mã nguồn của trang này lại có hình ảnh của Bóng Rình Mò bằng mã ASCII.

Mảnh ghép thứ bảy[]

Mảnh ghép thứ bảy là hình ảnh một căn phòng dưới ánh sáng mờ ảo của một chiếc bóng đèn. Trên tường treo các tấm áp phích quảng cáo của Maxwell và của đoàn xiếc từ các mảnh ghép trước. Góc phải của tấm áp phích của Maxwell đã bị rách, chứng tỏ hình ảnh của căn phòng này được chụp lại sau thời điểm diễn ra sự kiện trong mảnh ghép thứ năm. Trên bàn còn có một vài ghi chép khác. Trong mã nguồn của trang này là hình của Maxwell được vẽ bằng mã ASCII.

Chỉnh sửa bức ảnh sẽ làm lộ ra các ký hiệu ẩn giấu được khắc trên tường trong căn phòng. Các từ này bao gồm devinctionibus, magicae, pretiositas, insaniam, alucinatio, voces, và tenebris - đây là các từ La-tinh, có nghĩa tương ứng là "chú ngữ," "ma thuật," "quí giá" hay "đắt đỏ", điên loạn", "ảo giác", "âm thanh" và "hắc ám". Cạnh mỗi từ là một ký hiệu tương ứng đi kèm, mà sau này được sử dụng trong quá trình giải mã Câu đố Metheus. Ngoài ra còn có các từ được viết bằng tiếng Anh: Enough!, it's theM, và Charlie. Từ Charlie được viết ba lần, với kích cỡ ngày càng lớn.

Mảnh ghép thứ tám[]

Mảnh ghép thứ tám gồm một chuỗi các hình ảnh miêu tả cảnh Charlie đến thăm chỗ ở của Maxwell. Ở trên cùng của các ảnh là các dấu khắc cho biết trình tự của các bức ảnh. Chân dung của Maxwell trong bức ảnh treo tường phía trên bàn ở phòng khách cũng thay đổi dần qua mỗi bức ảnh.

Trong mã nguồn của trang dẫn đến bức ảnh đầu tiên là dòng chữ interitus được vẽ bằng mã ASCII, trong tiếng La-tinh có nghĩa là "sụp đổ". Trong bức tranh thứ hai là hình ảnh của một Mỏ Khiếp Sợ. Trong bức tranh thứ ba và thứ tư là hình ảnh của một Bò Rùng Rợn. Trong bức tranh thứ năm là hình của một Bàn Tay Đêm. Trong bức tranh thứ sáu là hình một Bóng Rình Mò bị lộn ngược.

Trong mã nguồn của ảnh thứ bảy là hình một cái hộp với hai mũi tên chỉ vào nó, và hình một mảnh ghép nằm ở phía dưới. Khi đổi đuôi đuôi tập tin của hình này từ .jpg sang .zip, một hình ảnh khác ẩn bên trong nó sẽ lộ diện (Lưu ý: Bạn không thể làm điều đó với phiên bản của bức ảnh từ trang Wiki này).

Trong mã nguồn của trang dẫn đến bức ảnh thứ mười một là một bức thư từ Charlie được vẽ bằng mã ASCII. Còn trong bức tranh thứ mười ba chỉ đơn giản là dòng chữ "Soon...".


Nội dung lá thư mà Charlie nhét dưới cửa cho Maxwell:

Max, 
Anh đã ở đâu? Mấy ngày này em không nghe được tin gì từ anh! Em có ghé qua chỗ của anh, nên em đã lấy đạo cụ và trang phục của anh cho buổi diễn. Liệu tối nay anh sẽ đến nhà hát chứ?
Em nghĩ tụi mình cần nói chuyện một chút về... phòng làm việc của anh. Có thứ gì đó khá ghê rợn trong đó! Sau lần này chúng mình có nên đi đâu đó xả hơi một chút không? Chị em nói rằng chúng mình có thể dùng căn nhà nhỏ của gia đình ở BC nếu muốn rời khỏi đây.
Hôn anh,
Charlie
Stage finale (disaster)

Hình ảnh được dẫn đến sau khi ấn vào Bóng Rình Mò ở bức ảnh thứ mười ba.

Ấn vào Bóng Rình Mò sẽ dẫn bạn đến trang này. Ấn vào cuộn phim sẽ tải về máy bạn một tệp .zip chứa mod có tên là "lost fragment" (hiện mod này đã lỗi thời). Mod này cho phép người chơi tạo ra một công trình có tên là Shadow Portal, sử dụng công trình này sẽ đưa người chơi đến một Quần Xã có cấu trúc giống với màn cuối trong Chế độ Phiêu Lưu, tại đây sẽ có một Rương Đầu Lâu. Sau khi người chơi đánh bại Con rối Bóng Tối, một Máy Hát bóng đêm sẽ xuất hiện và phát ra một đoạn mã Morse.

Dịch đoạn mã Morse này sẽ ra một mật khẩu dùng cho một trang bí mật dẫn đến mảnh ghép cuối cùng. Trang này chứa một đoạn phim ngắn với tựa đề The Amazing Maxwell - The Final Act. The Final Act là một đoạn phim ngắn theo phong cách của máy chiếu phim cuộn thời xưa. Nội dung phim là buổi trình diễn cuối cùng của Maxwell, khi ông không thể kiểm soát sức mạnh bóng tối từ cuốn sách Codex Umbra. Hai Bàn Tay Đêm thoát ra từ quyển sách, tóm lấy Maxwell và Charlie.

Thời gian và nơi xảy ra màn trình diễn ám chỉ đến trận động đất ở San Francisco năm 1906. Màn trình diễn diễn ra vào đêm trước khi xảy ra trận động đất, ám chỉ rằng buổi trình diễn này có thể là nguồn gốc của thảm họa. Trên thực tế, trận động đất này xảy ra vào lúc sáng sớm, nên có thể suy đoán rằng cuốn sách Codex Umbra đã khiến nó diễn ra sớm hơn. Trong đoạn cuối của đoạn phim, bạn có thể thấy không gian rung chuyển khi Bàn Tay Đêm chui ra từ quyển sách, cho thấy có mối liên hệ giữa hai sự việc này.

Mảnh ghép thứ chín[]

Mảnh ghép thứ chín đánh dấu một khởi đầu mới cho cốt truyện của Don't Starve. Hai từ khóa ẩn giấu nằm trong đoạn phim giới thiệu đầu tiên cho trò chơi Don't Starve Together lần lượt là praecantator, ám chỉ đến "sự gián đoạn" sau câu đố cuối cùng, đã bị gạch bỏ. Từ còn lại là pesumptus, có nghĩa là "hồi phục" hay "khôi phục".

Đoạn phim chuyển từ một thế giới chỉ có hai màu đen trắng như trên sàn diễn - nơi mà Maxwell và Charlie thực hiện màn trình diễn cuối cùng, sang một thế giới tràn ngập sắc màu và trông giống với Thế Giới Vĩnh Hằng. Nằm trên mặt đất là cuốn sách Codex Umbra, và một bông hoa hồng đỏ, giống với bông hoa được cài trên ve áo của Maxwell và trên mái tóc của Charlie.


Advertisement